Quý Khách hàng Cá nhân, Công Ty có nhu cầu mua phần mềm Sinh Trắc Vui Lòng Truy cập Link
Sinh trắc học dấu vân tay – 1 ngành khoa học giúp chúng ta có thể đánh giá được tư chất của bản thân mình, tìm hiểu về đặc điểm sinh lý, cấu tạo về chuỗi thần kinh của chúng ta.
Nói đến sinh trắc học vân tay là người ta hay nghĩ đến là coi chỉ tay. Nhưng ở đây không phải, coi chỉ tay là coi bói, là 1 loại hình bói toán, nó không phải sinh trắc học. Bởi vì đường chỉ tay căn cứ vào các đường chỉ trên lòng bàn tay của chúng ta và các đường chỉ này thường xuyên thay đổi, nó không cố định. Và các cái đường chỉ này nó nằm trên lòng bàn tay, còn đường đời, đường công danh, đường sức khỏe là do các hoạt động của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày quyết định chứ nó không liên quan gì đến các đường chỉ này cả.
Như vậy là chúng ta không nên hiểu nhầm sinh trắc học vân tay là coi chỉ tay, mà trên bàn tay của chúng ta có 1 nơi mà các đường vân, đặc điểm của nó rất là bấp bí và nó có một mối liên hệ tới chuỗi hệ thần kinh, đó chính là các đường vân trên đầu ngón tay. Các kiểu hình vân của chúng ta nó hoàn toàn cố định trong cuộc sống của chúng ta từ khi chúng ta được hình thành trong bào thai, khi sinh ra cho đến khi chúng ta chết đi thì các kiểu hình đường vân này hầu như là không thay đổi.
Kiểu hình đường vân có mối liên hệ với đặc điểm cấu tạo của 10 thùy chính trên bán cầu đại não. Và năm 1926, tiến sỹ Harold Cummins, ông đã nghiên cứu ra rằng dấu vân tay được khởi tạo từ tuần 13 đến tuần 19 của thai kỳ. Từ tuần 13 đến tuần 19 nó là giai đoạn mà cấu trúc não bộ đang bắt đầu hoàn thiện, nghĩa là sự hình thành của não bộ vs sự hình thành của kiểu hình đường vân trên các đầu ngón tay của chúng ta được hình thành cùng 1 lúc với nhau và nó có mối liên quan đến nhau. Và chính ông Harold Cummins cũng là người đã đề xuất ra thuật ngữ “Dermatoglyphics” (sinh trắc học vân tay) như là 1 thuật ngữ chuyên ngành nghiên cứu dấu vân tay tại Hiệp hội hình thái học của Mỹ. Từ đó Dermatoglyphics trở thành 1 nghành khoa học riêng biệt.
Vân tay của chúng ta được hình thành bởi những lớp đệm da tay bao gồm phần biểu bì nằm ở bên ngoài, tiếp theo là phần trung bì và thứ cuối cùng là phần hạ bì nằm ở phía sâu bên trong. Phần trung bì (nằm ở giữa) có một mối liện hệ mật thiết với não bộ. Và phần trung bì chính là hình thành lên kiểu hình đường vân trên đầu ngón tay của chúng ta.
Trên não của chúng ta bao gồm 5 thùy lớn, chia ra thành 2 bên đó là thùy não trái và thùy não phải. Thùy trước trán phụ trách, điều phối chung cho toàn não có chức năng lãnh đạo khả năng dự đoán các tình huống xã hội, lập kế hoạch và quản lý, mục tiêu, kiến tạo, cảm xúc. Thùy trán phụ trác về chức năng tư duy logic, tưởng tượng 3d. Thùy đỉnh phụ trác chung về vận động. Thùy Thái dương chức năng là nghe hiểu ngôn ngữ hoặc là xử lí về cảm nhận âm thanh. Thùy Chẩm chức năng xử lí các hình ảnh.
Nếu như mà chúng ta biết được mối liên hệ giữa kiểu hình đường vân với các độ mạnh, các đặc tính của các thùy não thì chúng ta biết được cái thùy đó nó vận hành theo kiểu như thế nào. Nó mạnh hay nó không mạnh, từ đó chúng ta biết được cái ưu thế của mình. Tuy nhiên nó chỉ là tiềm năng thôi. Sinh trắc học vân tay chỉ nói lên đặc tính lúc 0 tuổi, tức là đặc tính lúc chúng ta bẩm sinh mới vừa ra đời, thì nó nói lên đặc điểm cấu hình thần kinh của các thùy não của chúng ta. Nó không nói lên đường đời chúng ta sẽ như thế nào, nó không phản ánh được từ khi chúng ta sinh ra đến bây giờ chúng ta học được những gì, chúng ta phát triển năng lực gì. Có thể là đến bây giờ nó đã đi theo 1 hướng không còn giống hoàn toàn 100% so với cái gốc. Tuy nhiên, gốc sinh lý của chúng ta cũng ảnh hưởng đến đường hướng, tốc độ và giới hạn của sự phát triển. Cho nên biết được gốc của mình, biết được thùy não của mình thùy mạnh hơn thùy nào thì như vậy, chúng ta sẽ đánh giá về bản thân của mình rõ hơn rất là nhiều.
Tuyệt đối không có 2 dấu vân tay trùng nhau, kể cả trường hợp sinh đôi cùng trứng. Xác xuất 2 cá nhân có dấu vân tay trùng nhau lên tới 1/64 tỷ. Và dấu vân tay vĩnh viễn sẽ không thay đổi trừ những tác động nghiêm trọng từ môi trường.